BÀI GIẢNG CHÚA
THĂNG THIÊN NĂM A
(Cv 1,1-11 Ep 1,17-23 Mt 28,16-20)
Phó tế G.B. Trần Phan Thái Bình
Kính
thưa cộng đoàn phụng vụ! Hôm nay, Giáo Hội Công Giáo chúng ta mừng lễ Chúa
Giêsu Thăng Thiên. Các bài đọc Lời Chúa cho chúng ta thấy rõ hai vấn đề chính:
-
Thứ
nhất: Chúa Giêsu Lên Trời là như thế nào.
-
Thứ
hai: Chúa Giêsu vẫn hiện diện ở giữa chúng ta.
Kính
thưa cộng đoàn,
hai chử Thăng Thiên gợi cho chúng ta nghĩ ngay đến việc Ngài Lên Trời. Đối với
đức tin của chúng ta, Trời không phải là một địa điểm, một nơi chốn hữu hình
như cách nghĩ của dân gian. Nhưng, Trời là vương quốc vĩnh cửu, nơi Thiên Chúa
cư ngụ, nơi đó không bị chi phối, bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Biến cố Chúa Giêsu lên Trời hay nói đúng
hơn là Chúa đi về Trời, là về nơi Ngài đã phát xuất. Ngài đã một lần nhập thể,
mang thân xác bằng xương bằng thịt như con người. Nhưng giờ đây, Chúa Giêsu trở
về nơi mà Ngài thực sư thuộc về đó. Có nghĩa là Ngài được biến đổi trở nên tình
trạng nguyên thủy, trở về với thân xác vinh quang đời đời bên cạnh Chúa Cha, đó
chính là thân xác Phục sinh. Vì vậy, khi chúng ta nói Chúa Giêsu “Lên Trời”
nghĩa là Ngài tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Cha, nơi Ngài hằng hữu từ
muôn thuở.
Chúa Giêsu đã về với Chúa Cha, thế nhưng
tại sao Ngài lại nói rằng “Thầy sẽ ở cùng
anh em mọi ngày cho đến tận thế” . Nói vậy nghĩa là Chúa vẫn còn ở với
chúng ta sao ?
Kính
thưa cộng đoàn,
Chúa Giêsu Phục Sinh không còn lệ thuộc bởi không gian và thời gian nữa. Tuy Ngài
đã về Trời ngự bên hữu Chúa Cha, nhưng đồng thời Ngài vẫn còn hiện diện ở khắp
mọi nơi và ở bên cạnh chúng ta luôn mãi.
Ngày nay, người Ki-tô hữu chúng ta nhận
ra sự hiện diện của Chúa trong cộng đoàn biết đoàn kết yêu thương nhau, trong cộng
đoàn họp nhau cầu nguyện, họp nhau nghe Lời Chúa, đặc biệt là trong Bí Tích
Thánh Thể mà chúng ta tham dự mỗi ngày qua Thánh Lễ. Như Chúa Giêsu đã nói: “ở đâu có hai ba người họp lại vì danh Thầy,
thì có Thầy ở đó với anh em”. Điều quan trọng là chúng ta có đón nhận Ngài
hay không? Chúng ta có tạo điều kiện cho
Chúa ở lại trong chúng ta hay không? Điều đó tùy thuộc vào tấm lòng của mỗi người. Ví dụ như:
·
Khi
trong mỗi gia đình chúng ta có giờ đọc kinh sáng tối, thì Chúa đang hiện diện
và ban ơn cho gia đình chúng ta đó.
·
Khi
chúng ta tham dự thánh lễ hằng ngày và rước lễ, thì chính Chúa Giêsu đang ngự
vào lòng chúng ta và thánh hóa chúng ta đó.
·
Khi
chúng ta phạm tội, mà biết đến với Chúa qua Bí tích Hòa Giải, thì chúng ta đang
nhận được sự bình an của Chúa, nhận được ơn tha thứ của Ngài giúp ta giao hòa với
Chúa và với anh em đó.
·
Khi
chúng ta sống yêu thương mọi người, hòa thuận với hàng xóm, rộng rãi với bạn
bè, tôn trọng người bất hạnh …thì chúng ta đang đón nhận Chúa Giêsu trong con
người anh em bên cạnh chúng ta đó.
·
Chúng
ta cũng mới trải qua một Tháng Hoa kính Đức Mẹ, chính khi giáo họ, khu xóm tụ họp
đọc kinh là khi có Chúa và Mẹ Maria ngự giữa và ban ơn cho chúng ta.
Kính
thưa cộng đoàn,
qua Lời Chúa hôm nay, Giáo hội muốn chúng ta xác tín hơn nữa vào sự hiện diện
cũng như hoạt động của Chúa Giêsu Phục sinh trong Giáo hội. Nếu chúng ta muốn
được biến đổi để trở nên như Chúa Giêsu Phục sinh, để được chia sẽ và hưởng hạnh
phúc với Ngài, thì chúng ta hãy xây dựng cuộc đời mai sau ngay chính giây phút
hiện tại bằng những gương lành, những việc bác ái,…. Vì vận mạng của ta cũng giống
như vận mạng của Chúa Giêsu là đầu vậy, chúng ta chỉ có một cuộc sống duy nhất,
nhưng gồm hai tình trạng, tình trạng trần thế và tình trạng vinh hiển mai sau.
Có
một chuyện kể như sau:
“Có hai anh bạn kia, một người giàu có, một
người nghèo khó. Một ngày nọ, hai người cùng chết và lên cửa Thiên Đàng gặp ông
thánh Phê-rô. Ông thánh Phê-rô dẫn anh bạn nghèo vào trước và dẫn đến một ngôi
biệt thự sang trọng, lộng lẫy…anh bạn nhà giàu đứng ngoài cổng mừng thầm, thàng
kia nhà nghèo mà được ở căn nhà như vậy, chắc là mình cũng được một căn hoành
tráng hơn nhiều, nhưng đến khi thánh phê-rô dẫn ông nhà giàu vào đi lòng vòng
khắp vườn thì chỉ cho anh nhà giàu một ngôi nhà tranh lụp lụp…ông này ngạc
nhiên hết sức mới hỏi tại sao lại như vậy? Thánh Phê-rô trả lời: Anh bạn nghèo
kia cả đời gởi lên cho ta biết bao nhiêu là vật liệu xây đựng: nào là gạch của
yêu thương, đá của bố thí, ngói của tha thứ, sơn của khiêm nhường.v.v. nên ta
mói làm được cho căn nhà đẹp như vậy. Còn con cả đời ta có thấy con gởi gì đáng
kể đâu, vật liệu của con chỉ đủ làm căn nhà lụp xụp như vậy thôi, chưa kể là ta
có cho thêm 1 ít xi-măng cho đủ
tráng cái nền đó. Nghe vậy anh này đành im lặng không nói gì.”
Kính
thưa cộng đoàn, có
những việc đời thường mà ta chỉ làm theo thói quen, chứ không để ý tạo công
phúc cho đời sau. Ví dụ như:
·
Hằng
ngày, hằng tuần, cộng đoàn chúng ta đọc kinh Cải Tội Bảy Mối hay kinh Thương
Người Có 14 Mối một cách thuộc làu làu, nhưng quan trọng là chúng ta có sống lời
kinh đó không? ( Nào là: khiêm nhường chớ
kêu ngạo, rộng rãi chớ hà tiện…Nào là: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ
rách rưới ăn mặc…)
Kính thưa cộng
đoàn, mỗi
khi chúng ta làm bất cứ việc gì cho người anh em bên cạnh là chúng ta làm cho
chính Chúa, và khi đó chúng ta đang tích lũy công phúc để xây đựng cho đời sau
đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét