Tại sao có phiên bản ngắn và phiên bản dài cho một số
bài Tin Mừng Chúa Nhật?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng
Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh
Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, tại sao Giáo Hội có một phiên
bản ngắn và một phiên bản dài cho một số bài Tin Mừng Chúa Nhật? Hình như không
có lý do cho việc này, bởi vì yếu tố thời gian hầu như không là vấn đề ở đây.
Hình như đúng hơn có một động cơ chính trị nào đó: ví dụ, trong Tin Mừng Chúa
Nhật 2-2-2014 (Lc 2, 22-32), phần về nữ ngôn sứ Anna có lẽ được cắt bỏ nhằm
tránh xúc phạm Israel chăng? Rồi trong Tin Mừng Chúa Nhật 16-2-2014 (Mt 5,
17-37), các câu nói về việc giữ ít nhất các điều răn, việc gọi anh em là
"ngốc, khùng" (nghĩa bóng), việc móc mắt ra nếu mắt nên dịp tội, và
việc nêu ra sự ly dị đều được chọn bỏ - có lẽ không phải để gia tăng tội lỗi;
gợi ý bạo lực; tránh các câu hỏi lộn xộn về ly dị sao? Thưa cha, xin cha vui
lòng giải thích, vì sự cắt bỏ tùy chọn này của bài Tin Mừng có thể gây khó chịu
cho nhiều người. - S. F., Perrysburg, bang Ohio, Mỹ.
Đáp: Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể loại trừ các động cơ được cho là sửa bản văn vì lý do chính trị, và phải xem là đúng những gì đã được viết bởi các vị soạn thảo tài liệu “Giới thiệu tổng quát Sách Bài Đọc Thánh Lễ” (GILFM, của Thánh bộ Phụng tự và kỷ luật Bí tích, ngày 21-1-1981)
Về độ dài của các bài đọc, các vị soạn thảo tài liệu trên
giải thích lý lẽ của họ như sau:
"75. Cần đi theo con đường trung dung, liên quan đến độ dài bài đọc. Có sự phân biệt rõ ràng giữa các trình thuật, vốn đòi hỏi việc đọc một đoạn tương đối dài nhưng thường thu hút sự chú ý của các tín hữu, và các bài văn, vốn thường là không dài do tính sâu sắc của giáo lý trong đó.
“Trong trường hợp của một số bài văn khá dài, phiên bản dài và phiên bản ngắn được cung cấp cho phù hợp với các tình hình khác nhau. Việc biên tập các phiên bản ngắn đã được thực hiện một cách thận trọng.
"3) Các bài văn khó
"76. Trong các bài đọc Chúa Nhật và lễ trọng, các bài
văn nào trình bày các khó khăn thật sự thường được tránh sử dụng vì lý do mục
vụ. Các khó khăn ấy có thể là khách quan, trong đó chính bài văn đưa ra các vấn
đề văn chương sâu sắc, phê bình hoặc có tính chất chú giải; hoặc các khó khăn
có thể, ít là ở mức độ nào đó, nằm trong khả năng của tín hữu để hiểu bài văn.
Nhưng không thể có sự biện minh để che giấu không cho tín hữu biết sự phong phú
thiêng liêng của một số bài văn, trên cơ sở của sự khó khăn, nếu vấn đề phát
sinh từ sự bất cập của việc giáo dục đạo đức mà các tín hữu phải có, hoặc từ sự
bất cập của sự rèn luyện Kinh Thánh mà mỗi mục tử các linh hồn cần phải có. Một
bài đọc khó thường được làm sáng tỏ bởi sự tương quan của nó với bài đọc khác
trong cùng một Thánh lễ.
"4) Việc bỏ một số câu
"77. Việc bỏ một số câu trong các bài đọc lấy từ Kinh Thánh đôi lúc là truyền thống của nhiều phụng vụ, kể cả phụng vụ Rôma. Phải thừa nhận rằng việc bỏ một số câu như thế có thể không được thực hiện cách nhẹ nhàng, vì sợ làm sai lệch ý nghĩa của bản văn hoặc ý định và phong cách của Kinh Thánh. Tuy nhiên, trên nền tảng mục vụ, người ta đã quyết định tiếp tục tập tục truyền thống trong Thứ tự các bài đọc hiện nay, nhưng đồng thời đảm bảo rằng ý nghĩa chính yếu của bản văn vẫn là nguyên vẹn. Một lý do cho quyết định là rằng một số bản văn là quá dài. Cũng là cần thiết để bỏ hoàn toàn một số bài đọc có giá trị thiêng liêng cao cho các tín hữu, bởi vì các bài đọc ấy có vài câu, vốn ít hữu ích về mục vụ hoặc có liên quan đến các vấn đề khó thực sự.
"3. Nguyên tắc cần theo trong việc sử dụng thứ tự các bài đọc
"a) SỰ TỰ DO LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI ĐỌC
"2) Phiên bản dài và phiên bản ngắn của bài văn
"80. Một tiêu chuẩn mục vụ cũng phải hướng dẫn sự lựa chọn giữa phiên bản dài và phiên bản ngắn của bài văn. Việc xem xét chính yếu phải là năng lực của tín hữu để nghe cách hữu ích phiên bản dài hay phiên bản ngắn của bài văn; hoặc để lắng nghe trọn cả bài văn dài, vốn sẽ được giải thích qua bài giảng.
"3) Khi hai bài văn được cung cấp
"81. Khi một sự lựa chọn được cho phép giữa các bài văn tùy chọn, dù các bài này là qui định hay tùy chọn, việc xem xét đầu tiên phải là lợi ích tốt nhất cho các người tham dự. Nó có thể là một vấn đề của việc sử dụng bài văn dễ, hoặc một bài văn phù hợp hơn cho cộng đoàn, hoặc, như lợi ích mục vụ có thể đề nghị, đọc lại hay thay thế một bài văn, vốn xét là thích hợp riêng cho một buổi cử hành, hay là tùy chọn cho buổi cử hành khác.
"Vấn đề có thể phát sinh, khi người ta sợ rằng một số bài văn sẽ tạo ra khó khăn cho một cộng đoàn đặc biệt, hoặc khi cùng một bài văn ấy sẽ được lặp lại trong một vài ngày tới, chẳng hạn vào ngày Chúa Nhật và vào một ngày trong tuần sau đó".
Vì vậy, tôi tin rằng động cơ là rõ ràng, và liên quan trước tiên đến một vấn đề là duy trì một độ dài tương tự từ một Chúa Nhật này đến một Chúa Nhật khác, và giúp duy trì sự chú ý của các tín hữu. Sự khôn ngoan của các sự lựa chọn cụ thể có thể được thảo luận và thậm chí phải cải cách, nhưng mục tiêu tổng thể của các bài đọc cung cấp giáo lý vững chắc.
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể bỏ qua việc xem xét sửa chữa bản văn vì lý do chính trị. Các bài của Sách bài đọc hiện nay đã được ấn định vào cuối thập niên 1960, và do đó không thể được giải thích dưới ánh sáng của các vấn đề nổi lên ở các thời kỳ sau đó. Như tài liệu “Giới thiệu tổng quát Sách Bài Đọc Thánh Lễ” nhìn nhận, một số bài văn có vấn đề đã được gác qua một bên, nhưng là do sự khó khăn giải thích trong văn mạch bài giảng, chứ không vì để tránh sự xúc phạm.
Nếu đây là trường hợp như thế, thì nhiều bản văn khác sẽ phải được cắt bỏ ra khỏi Sách bài đọc, vào các ngày không có sự chọn lựa giữa phiên bản ngắn hay phiên bản dài của bài đọc.
Tương tự như vậy, ngay cả khi có phiên bản ngắn nữa, qui định chung của việc in sách là phải luôn in cả hai phiên bản. Do đó, không linh mục nào bị giới hạn phải dùng phiên bản ngắn, và có thể giảng dựa vào phiên bản dài, nếu ngài chọn đọc phiên bản ngắn. (Zenit.org 27-5-2014)
Tác giả bài viết: Nguyễn Trọng Đa chuyển ngữ
Nguồn tin: Vietcatholic.org
Nguồn tin: Vietcatholic.org