Phải
chăng Vũ Trụ do “ngẫu nhiên” mà có?
Theo thiển ý người viết, cần giải thích ý nghĩa của “ngẫu nhiên,
thiên nhiên, tự nhiên, tạo hóa” trước khi mạo muội trả lời cho câu hỏi đã nêu ở
tựa đề.
I- Ý nghĩa của chữ “ngẫu nhiên”
A- Từ “Việt-Nho”
“Ngẫu” (偶) là “thình lình, tình cờ”, “nhiên” (然) là “như thế”.
Chuyện “ngẫu nhiên” là việc “tình cờ xảy ra như vậy!”
B- Từ Anh, Pháp, Đức: par hasard; by chance; zufällig
1- Tiếng Anh: I met her by chance. (Tôi tình cờ gặp nàng.)
2- Tiếng Pháp: Si par hasard vous la voyez… (Nếu tình cờ anh gặp
nàng…)
3- Tiếng Đức: Ich bin zufällig hier vorbeigekommen. (Tôi tình cờ
đi qua đây.)
C- Nhận định về các câu ở phần B
Việc “gặp nàng” hay “đi qua nơi ấy” rõ ràng là KHÔNG DO chủ ý của
tôi. Tuy nhiên, nếu bảo rằng hai “sự việc” ấy KHÔNG CÓ nguyên nhân thì tôi sai hoàn
toàn bởi vì:
1- Nàng có LÝ DO nào đó mới đi qua nơi tôi cũng đi qua, chẳng hạn:
do lầm đường, đang vui hay buồn quá đến nỗi nàng “quên” đường về.
2- Tôi cũng có LÝ DO là đến tiệm hớt tóc ở đường mà nàng “vô
tình”, tức “không chủ ý” đi qua.
Cả hai, nàng và tôi, gặp nhau là DO tình cờ. Chữ TÌNH CỜ có nghĩa:
không tính trước, không dè. Như vậy, xét cho cùng, ngoài hai LÝ DO đã nêu, TÌNH
CỜ cũng là NGUYÊN NHÂN “đưa đẩy” nàng và tôi gặp nhau bởi vì:
a- Theo Luận Lý Học VỠ LÒNG, một trong bảy nguyên tắc căn bản của
Lý Trí là: “Mọi sự đều có nguyên nhân.” đúng như câu nói của Gottfried Wilhelm
Leibniz, nhà Toán Học, Triết Gia Đức: “KHÔNG có gì CHẲNG có gì mà KHÔNG có lý
do.” (Rien n’a rien sans raison.)
b- Người Việt cũng viết, nói như người Anh, Pháp, Đức, chẳng hạn:
“Tôi gặp nàng hoàn toàn DO tình cờ.” (I met her quite BY chance. Je l’ai vue
complètement PAR hasard. Ganz DURCH Zufall habe ich sie gesehen.) Giới từ BY,
PAR, DURCH đều có nghĩa: do, bởi, vì, qua.
3- Có thể thay “par hasard” bằng “par accident” và thay “by
chance” bằng “by accident” vì “accident” do từ Latinh “accidens, accidentis”
(participe présent) của động từ “accidere: xảy ra” có tiếp đầu ngữ “ac” (1) là
do “ad” (có nghĩa: to, upon; à, sur) và ngữ căn “cidere” có nghĩa là “tomber,
fall”: rơi. Người Đức cũng có chữ “Akzidenz” cùng nghĩa với Zufall mà “nguyên
nghĩa: sens étymologique” là việc RƠI TRÚNG, RƠI XUỐNG…
Trong bài hát “Il était un petit navire”, có câu nói về số phận
người sẽ bị ăn thịt: “Le sort tomba sur le plus jeune.” (Thủy thủ trẻ nhất BỊ
trúng thăm.) Người Pháp cũng nói: “La pleine lune de ce mois tombe le samedi.”
(Trăng tròn tháng này NHẰM ngày thứ bảy.) CHẲNG ai có thể bắt trăng phải tròn
vào ngày mình muốn VÌ đó là “hiện tượng” theo QUY LUẬT DO ÔNG TRỜI LÀM NÊN, chứ
KHÔNG DO tình cờ, chẳng hạn: hiện tượng mà chúng ta gọi là nhật thực, nguyệt
thực.
4- CŨNG cho rằng “mọi sự đều có nguyên nhân” mà người Pháp định
nghĩa chữ “ngẫu nhiên: hasard” như sau: “NGUYÊN NHÂN được gán cho các biến cố
mà người ta xét là KHÔNG THỂ giải thích hợp lý BỞI VÌ các biến cố ấy chỉ tùy
thuộc vào LUẬT xác suất.” (hasard: CAUSE attribuée aux événements considérés
comme inexplicables logiquement et soumis seulement à LA LOI des probabilités.)
Họ cũng viết: “Le hasard décidera.” (Sự ngẫu nhiên sẽ quyết định.) Người Đức
viết “văn hoa” như người Pháp, Anh: “Der glückliche Zufall wollte es, dass… Le
hasard voulut que… The chance wanted that…” Nếu dùng cách ấy cho trường hợp của
chàng thủy thủ trẻ thì có thể dịch như sau: “SỐ LÀ anh ta bị trúng thăm.” (Le
hasard voulut que le sort tombât sur lui.) Anh ta “không ngờ” mình gặp xui; cái
xui ấy vẫn có NGUYÊN NHÂN: hết lương thực, thủy thủ đoàn sợ chết đói, ĐÀNH phải
bốc thăm ĐỂ có thịt MÀ ăn. Anh ta BÈN lên boong tàu, quỳ gối, chắp tay cầu
nguyện: “Ôi, lạy Thánh Nữ Đồng Trinh, ôi lạy Đấng Bảo Hộ con, xin Mẹ ngăn cản
họ ăn thịt con.” (Ô Sainte Vierge, Ô ma Patronne, empêchez-les-les-les de me
manger.) THẾ LÀ “vô số cá nhỏ nhảy vào tàu” là hiện tượng CÓ nguyên nhân, tức
phép lạ QUA Trinh Nữ, NHỜ lời van xin CỦA anh ấy. NẾU cho rằng CHẲNG có phép lạ
THÌ việc cá nhảy lên tàu cũng DO nguyên nhân nào đó.
II- Các chữ “nhiên, thiên nhiên, tự nhiên,
tạo hóa”
A- “Nhiên”
Theo Cụ Đào Duy Anh, chữ “nhiên” (然) còn có nghĩa nầy: CỐ Ý CHO ĐƯỢC. Có
người nghĩ rằng Vũ Trụ DO “tự nhiên” mà ra. Vậy, xin người ấy “nghe” cách giải
thích sau đây:
B- Thiên nhiên (vẫn theo Cụ Đào Duy Anh): “Thiên nhiên” cũng là Tự
nhiên. Tự nhiên tức Tạo hóa, là “sáng tạo và hóa sinh”, là “Trời: Créateur!”
C- Từ Điển của Cao Đài: “Thiên nhiên là Trời LÀM RA như thế.” (Chữ
“Trời” được viết hoa.)
D- Từ Điển (Lê Khả Phiêu-Nguyễn Lân, Viện Khoa Học Xã Hội Việt
Nam): “Tạo hóa: Créateur.”
E- Từ Điển (Đào Đăng Vỹ): “Tạo hóa, ĐẤNG Tạo-hóa: Le Créateur.”
F- Tự Điển Việt-Anh (Đặng Chấn Liêu-Lê Khả Kế): “Tạo hóa: The
Creator.”
G- Cuốn Vietnamesisch-Deutsch (Phan Trung Liên): “Tạo hóa:
Weltschöpfer.”
III- Vũ Trụ không do ngẫu nhiên mà có
Kinh Thánh (Cựu và Tân Ước) ghi lại Lời Thiên Chúa là Đấng Toàn
Năng dựng nên Vũ Trụ từ hư không. Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng Vũ Trụ hiện
hữu là do ngẫu nhiên! Vậy, tôi xin viết thêm:
A- Tôi chẳng phải là “sản phẩm phụ, tình cờ trong Vũ Trụ” (an
accidental by-product of nature) bởi vì tôi khác với loài vật và sự vật: tôi
biết lý do, ý nghĩa, mục đích của đời mình, linh hồn tôi bất tử…
B- Cho nên, tôi KHÔNG sống theo bản năng như súc vật, mà theo
Thiên Ân là mang Hình Ảnh của Đấng dựng nên Vũ Trụ VÌ Vinh Quang của Ngài, CHO
tôi và VÌ tôi.
C- Tôi KHÁC “con chim ở đậu cành tre, con cá ở trọ trong khe nước
nguồn” VÌ tôi có lý trí, lương tri, KHÔNG “hót như chim”, MÀ “hát Thánh Ca” ĐỂ
tôn vinh Thiên Chúa ĐÃ “sáng tác bao nhiêu là Kỳ Công” CHO nhân loại hưởng nhờ,
ngắm nhìn, suy nghĩ VÀ nhận ra ĐẤNG TOÀN NĂNG!
D- Nếu Vũ Trụ này DO “tình cờ”, tức KHÔNG CÓ Đấng Tạo Hóa thì nên
XÓA ĐI trong Tự Điển Bách Khoa các chữ “Datum, date, data” (có nghĩa: “ngày,
tháng, năm” do Đấng-phi-thời-gian-phi-không-gian làm ra) vốn có gốc Latinh
DATUM (được CHO, ĐƯỢC TẶNG) và những lời dạy của Thánh Hiền Việt Nam, của
Thầy-Cô, của Tổ Tiên, của Ông-Bà, Cha-Mẹ tôi đều CHỈ là vô nghĩa VÌ các Vị ấy
đã trở thành “TRO BỤI” trong lòng đất! Cho nên tôi phải thờ lạy “Vũ Trụ tự hữu,
VÔ TRI” bởi vì ĐÂU CÓ “Tòa Án Tối Cao” của Thượng Đế mà tôi tưởng tưởng ra. Mắc
mớ gì mà tôi phải sống “Đạo làm người” vì chết là hết cơ mà!?
E- Nếu Vũ Trụ này là “vô nghĩa” thì các nhà bác học vô thần là
những người KHÔNG TƯỞNG (2) vì, (bằng những lập luận không có sức thuyết phục
tôi và TUYỆT đại đa số người khác), họ phải UỔNG công chứng minh “Đấng-Không-Có”
khiến tôi tự nghĩ: “Họ cũng nên khẳng định rằng Cổ Thành Erbil ở Iraq là DO
TÌNH CỜ MÀ CÓ cách đây chừng 10.000 năm, CHỨ CHẲNG CÓ AI dựng nên nó cả!”
F- Nếu Vũ Trụ này DO “tình cờ” thì AI là “Đấng Toàn Tri, Toàn
Năng, Trên Cả tuyệt đối, Đấng Vô Hạn” (L’Infini) chế ra cái Cổ Máy CỦA Trời
(Thiên Cơ) và trật tự lạ lùng của NÓ? Đó là CHƯA nói đến “phép lạ” trong từng
tế bào nơi thân xác tôi mà con người CHẲNG tạo ra được từ hư không!
G- Nếu Vũ Trụ này DO “tình cờ” thì TẤT CẢ các THIÊN thể đã HÚC
nhau và NỔ TUNG từ đời nào VÀ CHẲNG CÓ TÔI ngồi đây mà viết bài tôn vinh Chúa
Cả Càn Khôn!
H- Máy Lotto “chọn” 6 con số trong 49 con. Máy ấy có tới
13.983.816 cách để cho chui ra 6 số mà thôi. Ai trúng thì là người may mắn
KHÔNG do tình cờ VÌ máy đó là sản phẩn của những nhà Toán Học. Nhưng nhà Toán
Học nào cũng THUA Đấng-Toán-Học-Toàn-Năng, chính là Thiên Chúa!!!
Đức Quốc, 23.7.2014
Đaminh Phan Văn Phước
Đaminh Phan Văn Phước
Ghi chú
(1)- Giới từ “ad” Latinh cũng biến thành “à” trong tiếng Pháp và
thành “at” trong tiếng Anh.
(2)- Cái “không tưởng” (utopie) do tiếp đầu ngữ Hylạp οὐ /u/ là “không”, và do ngữ căn τοπος
/topos/ là “chỗ, nơi chốn”. Người-không-tưởng (utopiste) là thành phần đi theo
chủ nghĩa “không tưởng”: doctrine utopiste, dạy những điều không tưởng!!!
Nguồn: lamhong.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét