MẦU NHIỆM THÁNH GIÁ TRONG NIỀM TIN KITÔ
GIÁO
I. TUYÊN XƯNG MẦU NHIỆM THÁNH GIÁ
1. Thánh Giá là nguồn Ơn Cứu Độ
Phụng
vụ tháng 9 tập trung vào việc hướng nhìn lên thánh giá (Lễ suy tôn thánh giá)
và gương can đảm của Mẹ Sầu Bi đón nhận mầu nhiệm thánh giá (Lễ Đức Mẹ Sầu Bi).
Trước
con mắt của loài người, dường như cuộc thương khó của Chúa là một thất bại.
Thập giá là một sự điên rồ và ô nhục. Theo nghĩa này, thập giá là biểu
tượng cho tất cả những đau khổ, nỗi bất công mà người nghèo hèn vô tội phải
gánh chịu trong suốt dòng lịch sử. Tuy nhiên, trong kế hoạch nhiệm mầu của
Thiên Chúa được thực hiện nơi thập giá Chúa Kitô thì thập giá trở thành Thánh
Giá, là nơi biểu lộ sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa (x. 1Cr 1,18).
Vì
“cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu
đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1Cr 1,25). Hướng nhìn
của đức tin đã làm cho thánh Phaolô và chúng ta dứt khoát chọn lựa thánh giá:
“Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh… chúng tôi không muốn biết điều
gì khác hơn ngoài Đức Kitô chịu đóng đinh” (1Cr 1,22).
Trong
một thế giới còn nhiều bất công và thử thách, cuộc sống còn nhiều khó khăn.
Triết lý nhà Phật gọi đời là bể khổ. Điều đó có nghĩa là đau khổ
dường như là kỷ phần nằm trong thân phận con người. Tác giả Nguyễn Gia Thiều đã
từng oán thán:
Nghĩ thân phù thế mà
đau,
Bọt
trong bể khổ, bèo dạt bến mê.
(Cung
Oán Ngâm Khúc).
Một
số triết gia hiện sinh vô thần như Jean Paul Sartre, Albert Camus, Franscoise
Sagan… cho cuộc đời là phi lý, là buồn nôn. Nên họ đã sống bất chấp tất cả, phá
đổ các thứ rào cản: luân lý và luật lệ. Họ lao vào cuộc sống với buồn nản, bế
tắc… và cuối cùng đi đến ngõ cụt là tự tử.
Chúa
Giêsu đã đón nhận thập giá, Ngài đã đón nhận đau khổ. Ngài đã tùng phục thánh ý
Chúa Cha để hoàn thành Kế Hoạch Cứu Rỗi trong đau khổ. Chính mầu nhiệm thánh
giá của Chúa Kitô đã làm cho đau khổ có ý nghĩa. Đau khổ tự nó không là gì hết,
chỉ có tình yêu mới có thể phát sinh sự sống từ đau khổ. Thánh giá gắn liền với
Đức Kitô vì ngay cả khi Ngài sống lại vinh quang thì các dấu đinh và vết thương
từ cuộc khổ nạn vẫn không bị xóa nhòa, vì nó là dấu chứng vĩnh cửu chứ không bị
nhòa trong thời gian.
2. Hội Thánh sống Mầu nhiệm Thánh giá
Mầu
nhiệm Thánh giá không chỉ được tuyên xưng và cử hành như một nghi lễ, mà còn
phải được đưa vào đời sống hàng ngày của chúng ta. Tất cả chúng ta đều
được mời gọi tham dự Mầu nhiệm Thánh giá Chúa bằng nhiều cách.
Trước
hết bằng việc thông phần đau khổ với Chúa, “được chia sẻ những đau khổ của Đức
Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện,
anh em cùng được vui mừng hoan hỷ… Nếu có ai phải chịu khổ vì danh hiệu Kitô
hữu thì đừng xấu hổ, nhưng hãy tôn vinh Thiên Chúa vì được mang danh hiệu đó…”
(1Pr 4, 13-14).
Để
có thể sống chia sẻ, cảm thông như Đức Kitô đã làm đối với nhân loại qua Mầu
nhiệm Thánh giá, chúng ta cần phải đi lại con đường Chúa đã đi: con đường từ bỏ
bản thân đến mức tự hủy vì tình yêu và cho tình yêu.
Thật
vậy, cốt lõi của Mầu nhiệm Thánh giá là sự tự hủy vì tình yêu. Để diễn tả Mầu
nhiệm này, thánh Phaolô đã trích dẫn một Thánh thi, mà có lẽ mượn từ Phụng vụ
của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, ngài mở đầu bằng những lời sau:
“Giữa
anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như Đức Kitô Giêsu. Đức Kitô vốn
dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với
Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ” (Pl
2,5-7).
Theo
gương Chúa Giêsu, chúng ta phải tập từ bỏ chính mình, sống tinh thần tự hủy để
có thể sống yêu thương, yêu thương cho đến cùng, yêu thương hết mọi người.
II. HỌC HỎI VỀ LINH ĐẠO THÁNH GIÁ
1. Bước theo con đường Thánh Giá
Việc
đào luyện tu đức nào cũng phải cắm rễ sâu vào thánh giá. Chỉ có một con đường
theo Đức Kitô là con đường thánh giá mà thôi (Mt 16, 24). Vì thế, mọi tránh né
cũng như tìm cách che chắn cho bản thân mình khỏi việc đón nhận Thánh giá đều
là muốn phủ nhận Đức Kitô trong cuộc đời mình. Tất cả những gì gọi là con đường
tắt, cuối cùng chỉ là ngụy biện, trống rỗng và tự lừa dối mình. Bởi vì đích điểm
của cuộc đời theo Chúa là đỉnh đồi Canvê, nơi Chúa Cha đang chờ đợi ta như đã
chờ đợi chính Con yêu dấu của Ngài.
Thánh
giá có nghĩa là bỏ mình và trần trụi. Bởi vậy không lạ gì, người đón nhận thánh
giá cảm thấy mình bơ vơ trơ trọi như bị tước đoạt tất cả những gì mình đã từng
cậy dựa vào đó để làm nên cuộc đời mình. Thánh giá được đón nhận làm cho ảo
tưởng bị rơi rụng, và cho thấy sự thật về chính mình, cho mình thấy mình là ai
giữa những tạm bợ của cuộc đời này và đồng thời nhận ra lẽ sống chân thật.
Thánh
giá gắn liền với hy sinh và giũ bỏ ý riêng để ý Chúa được hình thành và tác tạo
nên cuộc sống mới cho mình, không còn quay quắt với những nỗi đau thương và
những toan tính phàm tục của cuộc sống dày đặc những vô minh lầm lạc.
Thánh
giá đòi phải sẵn sàng uống cạn chén đắng đến giọt cuối cùng, có nghĩa là vâng
phục đến chết, một sự vâng phục đưa đến tự do chân thật để hoàn thành một cách
cao đẹp nhất cuộc đời mình trong Đức Kitô.
2. Cơn cám dỗ bước xuống khỏi thánh giá
Trong
tác phẩm “Cơn cám dỗ cuồi cùng của Chúa”, tác giả Nikos Kasansaki đã hư cấu một
tình huống: Đang lúc Chúa Giêsu phải trải qua một cuộc hôn mê khủng khiếp trên
thánh giá thì một giấc mơ trốn khỏi thánh giá theo sự toan tính kiểu khôn ngoan
loài người và khi sấm sét nổ vang đã khiến Ngài bừng tỉnh và thưa với Chúa Cha:
“Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19,30).
Văn
minh hưởng thụ và chủ nghĩa thực dụng của xã hội hôm nay làm cho con người đặt
nặng tính chất hiệu năng. Điều này tạo nên mối nguy cơ cho đời sống tâm linh là
muốn được “dễ dãi” “thoải mái”, chẳng phải hy sinh gì mà kết quả thì rộng lớn
trong mọi hoạt động và trong chính lối sống của mình.
Đó
cũng là một thứ “tinh thần hảo ngọt” mà kết quả là ta tìm kiếm chính mình nơi
Thiên Chúa, chứ không phải tìm kiếm Thiên Chúa nơi chính mình. Đó cũng là mục
tiêu chính yếu của ma quỉ trong việc cám dỗ Chúa Giêsu (Mc 1:12-13; Lc 4:1-13).
Nó không ngăn chặn công việc cứu độ của Ngài cho nhân loại, nhưng nó cho Ngài
thấy không cần phải chịu đau khổ, không cần phải vác thánh giá và chết cách ô
nhục nặng nề như vậy làm gì.
Rồi
bằng một toan tính sâu độc, nó hướng Ngài đến một phương cách Cứu Độ “dễ
dãi” bằng quyền năng và sức mạnh có sẵn, bằng thái độ thỏa hiệp để đôi bên cùng
có lợi. Xem ra phương sách Cứu Độ đó có tác dụng rất hữu hiệu và thực tiễn, nhưng
rất tiếc đó là đường lối của ma quỉ, chứ không phải đường lối của Thiên Chúa
(x. Mt 16, 21-23).
Đừng
quên rằng, việc Cứu Độ không nhằm vào một sự toan tính cách thế hay hiệu năng
nhất thời, nhưng nhằm vào việc mạc khải tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa trước
tình trạng vong thân cực độ của con người do tội lỗi gây ra, và nhằm vào tính
cách toàn diện qua muôn thế hệ như một chân lý sống duy nhất cho nhân loại.
Cơn
cám dỗ thường xuyên đối với chúng ta hôm nay, là tìm kiếm một Đức Giêsu không
có thánh giá, là muốn một “thứ Kitô giáo” dễ dãi và hợp thời hơn, là khát khao
một “thứ Tin Mừng”’ không nhuốm nước mắt.
Cũng
giống như Phêrô, ta muốn kéo Chúa Giêsu ra ngoài và can ngăn về chuyện
Ngài muốn tuyên bố quá rõ ràng về thánh giá. Nhưng rồi cần phải nhận ra rằng,
Tin Mừng của Chúa Giêsu là một thứ Tin Mừng khổ lụy, nghĩa là không phải chỉ có
rao giảng mà chủ yếu là thực thi, làm chứng (tử đạo trong cuộc sống hằng ngày),
nghĩa là chết đi cho bản thân mình để Chân lý và Tình yêu được tỏ hiện. Nếu
không như thế, thì Tin Mừng trở nên mơ hồ, thánh giá trở thành món đồ trang
sức, và đạo lý Cứu Độ biến thành mớ lý thuyết để che chắn và làm bình phong cho
một số hạng người nào đó được yên thân an vị.
3. Tất cả đời dâng hiến là hy lễ
Đời
sống tu sĩ, linh mục chỉ trổ sinh hoa trái khi được cắm rể sâu trong Thánh giá,
vì cuộc đời họ là một của lễ hy tế, phát xuất từ Đức Kitô, Đấng “đã tự thể hiện
mình là tư tế, là bàn thờ, và là con chiên bị sát tế”. Chính bằng cách nhận làm
của lễ hy tế mà Đức Kitô đã chiến thắng khải hoàn.
Cuộc
chiến thắng này được trao ban cho tất cả những ai đồng chịu cùng một số phận
như Ngài. Bởi vậy mọi ân sủng lãnh nhận trong Giáo hội đều ẩn chứa một năng lực
“Kitô hóa”. Thánh Phaolô đã giải thích điểm này qua việc dùng các động từ
cùng-đau-khổ, cùng-vinh-hiển (Rm 8, 17), cùng-sống, cùng-chết,
cùng-chịu-đóng-đinh (Gl 2, 19), cùng-được-mai-táng (Rm 6, 4), cùng ngự trị (Ep
2, 6), cùng-hiển-trị (2Tm 2, 11-12). Vat. II cũng đã xác định:
“Mọi
chi thể phải nên giống Chúa Kitô cho đến khi Ngài hình thành trong họ (x. Gl 4,
19). Vì thế, chúng ta được kết nạp vào mầu nhiệm sự sống của Ngài, trở nên
giống Ngài, cùng chết và cùng sống lại với Ngài, cho đến khi cùng cai trị với
Ngài.
Đang
khi còn là lữ hành trên mặt đất, bước theo vết chân Ngài trong đau thương và
bách hại, chúng ta cùng thông hiệp với những đau khổ của Ngài như thân thể kết
hiệp với đầu, hiệp với sự thương khó của Ngài để được cùng vinh hiển với Ngài”
(GH. 7c).
Thánh
giá là tiêu chuẩn để chọn lựa và quyết định trong mọi trường hợp, chính
trong tâm thái này mà tâm hồn ta vẫn luôn được bình an và thanh thoát cả trong
những nỗi ngặt nghèo. Nhưng rồi trong thực tế, cuộc sống nhiều khi cũng làm ta
giằng co và nhức nhối khôn nguôi do những nổi loạn từ chính tâm hồn mình giữa
cái muốn mà không muốn, giữa cái làm mà không làm, giữa cái cho đi và khước từ,
giữa cái dấn thân và đòi hỏi, giữa cái sống và cái chết...
Thomas
Kempis trong sách “Gương Chúa Giêsu” đã diễn tả “Cái ngược đời” của con người
theo Chúa:
- * Có rất nhiều kẻ muốn lên thiên đàng với Chúa Giêsu, nhưng rất ít kẻ muốn vác Thánh giá với Người.
- * Nhiều kẻ ước ao được ơn an ủi của Người, nhưng ít kẻ muốn chịu thử thách với Người.
- * Nhiều kẻ muốn dự tiệc với Người, nhưng ít kẻ muốn chịu thiếu thốn với Người.
- * Nhiều kẻ muốn vui hưởng với Người, nhưng ít kẻ sẵn sàng chịu khổ với Người.
- * Nhiều kẻ muốn theo Chúa Giêsu đến bàn tiệc bẻ bánh, nhưng ít kẻ dám uống chén đắng với Người.
- * Nhiều kẻ tôn sùng các phép lạ của Người, nhưng ít kẻ muốn chịu xỉ nhục với Người.
Lạy
Mẹ Sầu Bi, xin Mẹ đồng hành với chúng con trong cuộc lữ hành đức tin và giúp
chúng con mạnh mẽ đón nhận các thánh giá của đời dâng hiến.
Xin Đón Nhận Thánh Giá Đời Con
Lạy Cha, xin ban con điều khó hơn
cả,
Đó là nhận ra thánh giá của con Cha,
Trong mọi nỗi khổ đau đời con,
Và ơn bước theo Con Cha trên đường
thánh giá
Nhờ Cha, ước gì đau khổ của con
Nói lên lòng tin của con vào những
lời hứa của Cha,
Đã tin vào tình yêu Cha giữa nỗi
thống khố.
Ước gì thánh giá trở nên mẫu gương
cho con,
Là ánh sáng cho đêm tăm tối,
Nhờ đó con không còn khổ đau,
Như một tai họa hay một điều vô lý,
Nhưng như một dấu chỉ cho thấy
Con
đang thuộc về Cha mãi mãi.
Karl
Rahner
Lm. Đaminh Đinh Viết Tiên OP
Nguồn: Đaminh Việtnam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét