THỨ TƯ SAU CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN A
(Gl 2, 1-2.7-14; Lc 11, 1-4)
Phó tế. Louis Hồ Trọng Hưng
Kính thưa quý cộng đoàn phụng vụ,
Thiên Chúa yêu thương con người là chủ đề của hai bài đọc Lời Chúa hôm nay, mà Chúa muốn gửi đến mỗi người chúng ta.
Trong bài đọc I, trích từ thư của Thánh Phaolô Tông Đồ gửi cho Tín hữu Galát, đã thuật lại những lời trách cứ của ông Phaolô dành cho ông Phêrô. Phaolô đã kịch liệt lên án trước thái độ giả hình của Phêrô đã lôi kéo nhiều người tại Antiôkia sống sai lạc Tin Mừng được loan báo: Ơn cứu độ của Thiên Chúa thì được dành hết cho tất cả mọi người, không loại trừ một ai, dù có cắt bì hay không cắt bì; dù là Do Thái hay không Do Thái, họ vẫn được ơn cứu độ, miễn sao họ tin vào Đức Kitô là được.
Cụ thể, khi đến Antiôkia, một miền đất của dân ngoại thì Phêrô đã cư xử với những người dân ngoại ở đây như những người Pharisiêu giả hình: Khi không có mặt các Tông Đồ gốc Do Thái khác hiện diện thì sự niềm nở của ông Phêrô với những người dân ngoại rất đáng khích lệ, thế nhưng khi có sự hiện diện của một ai đó là gốc Do Thái thì ông lại trở mặt và trở nên xa lạ với những người dân ngoại này. “Thật vậy, ông thường dùng bữa với những người gốc dân ngoại trước khi có những người của ông Gia-cô-bê đến ; nhưng khi những người của ông Gia-cô-bê đến, ông lại tránh né và tự tách ra, vì sợ những người được cắt bì. Những người Do-thái khác cũng theo ông mà giả hình giả bộ, khiến cả ông Ba-na-ba cũng bị lôi cuốn mà giả hình như họ.”
Còn bài Tin Mừng, nói lại sự việc các Tông đồ đến nài xin Đức Giêsu dạy cho việc cầu nguyện. Bởi lẽ, các ông ý thức được rằng: một khi trở thành môn đệ của Đức Kitô tức là các ông cũng đã trở thành những con người như vị Thầy Chí Thánh của mình là cầu nguyện và cầu nguyện liên lỉ. Thế nhưng vấn đề ở chỗ là các ông cảm thấy bối rối và không biết phải làm gì trong khi cầu nguyện. Và các ông cũng cảm nhận được ranh giới giữa một Kitô hữu và một người Pharisiêu thật là mong manh trong khi thực hành các công việc đạo đức, cách riêng là cầu nguyện. Chúa Giêsu đã nhiều lần cảnh báo về những nguy cơ này: “Khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả : chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy; anh em đừng lải nhải như dân ngoại ; họ nghĩ rằng : cứ nói nhiều là được nhận lời.”
Đứng trước những lo âu bối rối của các Tông đồ thì Chúa Giêsu đã nhẹ nhàng hướng dẫn các ông cách cầu nguyện. Và Ngài đã đọc lên Kinh Lạy Cha mà chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, ....” Như thế, Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện cao trọng nhất mà chúng ta cần phải học hỏi và thực hành trong suốt đời sống của mỗi người Kitô hữu. Bởi lẽ, đây chính là lời dạy cầu nguyện của Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha. Và Ngài muốn như thế.
Kính thưa quý cộng đoàn phụng vụ, kinh Lạy Cha tuy ngắn nhưng thực sự nó chứa đựng cả một kho tàng đức tin sống động của Kitô giáo. Nói đến kho tàng thì thiết nghĩ quý ông bà, anh chị em và cũng như con phần nào hình dung được là nó chứa đựng biết bao là điều mà Chúa muốn gửi đến. Nhưng hôm này, con xin dừng lại để chia sẻ với quý ông bà và anh chị em câu mở đầu của lời cầu nguyện này: “Lạy Cha chúng con ở trên trời!”
Kính thưa quý cộng đoàn phụng vụ, kinh Lạy Cha tuy ngắn nhưng thực sự nó chứa đựng cả một kho tàng đức tin sống động của Kitô giáo. Nói đến kho tàng thì thiết nghĩ quý ông bà, anh chị em và cũng như con phần nào hình dung được là nó chứa đựng biết bao là điều mà Chúa muốn gửi đến. Nhưng hôm này, con xin dừng lại để chia sẻ với quý ông bà và anh chị em câu mở đầu của lời cầu nguyện này: “Lạy Cha chúng con ở trên trời!”
Qua câu mở đầu này thì Chúa Giêsu muốn dạy cho chúng ta biết rằng việc cầu nguyện của chúng ta không đơn giản là một lời nói xuông, nhưng đây quả thực là một lời đối thoại cách thân tình với Thiên Chúa. Chúng ta đang ngỏ lời với một Thiên Chúa thực sự, Đấng đang ngự trên trời, Đấng mà chính Đức Giêsu Kitô đến trần gian làm chứng bằng chính giá máu của Ngài trên thập giá: “Lạy Cha chúng con ở trên trời!” Và Đấng ấy đang hiện diện và đang muốn lắng nghe những tâm tình của chúng ta dành cho Ngài.
Hơn nữa, ngay từ hai tiếng “Lạy Cha”, Chúa Giêsu còn dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa của chúng ta, Ngài là một Đấng đầy yêu thương. Ngài rất mong muốn mời gọi con người gọi Ngài bằng tiếng “Abba – Cha ơi!” đầy thân thương và gần gũi. Ngài không phải là một đấng nào đó xa lạ, nhưng Ngài chính là Cha của chúng ta, Ngài đặt chúng ta trong mối thân tình Cha – con, để qua đó chúng ta dễ dàng và tự tin đối đáp với Ngài.
Bên cạnh đó, hai tiếng “Lạy Cha” cũng muốn mạc khải cho chúng ta thấy được phẩm giá vượt bật của người Kitô hữu. Bởi lẽ, không có một tôn giáo nào trên trần gian này cho phép những tín đồ của mình gọi đấng chí tôn của họ là “Cha.” Nhưng đối với Kitô hữu, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta điều đó. Điều mà một con người trần xác thịt với biết bao tội lỗi, biết bao tật xấu; phận bé mọn lầm than nơi trần thế lại được diễm phúc gọi Thiên Chúa là Cha. “Hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa nhân từ. Muôn ngàn đời Chúa...”
Bên cạnh đó, hai tiếng “Lạy Cha” cũng muốn mạc khải cho chúng ta thấy được phẩm giá vượt bật của người Kitô hữu. Bởi lẽ, không có một tôn giáo nào trên trần gian này cho phép những tín đồ của mình gọi đấng chí tôn của họ là “Cha.” Nhưng đối với Kitô hữu, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta điều đó. Điều mà một con người trần xác thịt với biết bao tội lỗi, biết bao tật xấu; phận bé mọn lầm than nơi trần thế lại được diễm phúc gọi Thiên Chúa là Cha. “Hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa nhân từ. Muôn ngàn đời Chúa...”
Lạy Cha, với những lời lẽ của chúng con, chúng con không thể nào nói hết được sự khôn ngoan của Cha và tình yêu mà Cha dành cho con. Con biết là Cha yêu thương con biết chừng nào. Vì thế, xin Cha hãy ban lòng tin cho con, để con tin rằng khi con cầu nguyện hay làm bất cứ việc gì thì con làm cho chính Cha và Cha đang hiện diện ngắm nhìn con trong từng cử chỉ và lời nói. Qua đó, con ý thức hơn những việc làm của con chứ không như cách giả hình của những người Pharisiêu đã làm.
Xin Cha cũng hãy ban cho con sự thông hiểu, để con biết đào sâu lời kinh Lạy Cha mà chính Con Cha đã dạy cho con mà đem những lời dạy dỗ đó vào trong những giờ cầu nguyện cùng Cha và thiết thực hơn là đem áp dụng vào cuộc sống mà tạ ơn Cha trong mọi hoàn cảnh. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét