BÀI GIẢNG I
CHÚA GIÊSU
CHỊU PHÉP RỬA
{ Mt
3,13-17 }
Kính thưa Ông Bà Anh Chị Em !
Hôm nay, chúng ta cùng với Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu chịu
phép rửa, đánh dấu sự xuất hiện công khai và bắt đầu cuộc rao giảng Tin mừng
Nước Thiên Chúa của Ngài. Như thế, lễ CGS chịu phép rửa cũng là gạch nối giữa
mùa Giáng sinh với mùa Thường niên. Kể từ hôm nay chúng ta cùng sống với Ngài
qua các biến cố của lời rao giảng. Như chúng ta đã biết Chúa Giêsu là Con Thiên
Chúa, Ngài xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại và là Đấng hoàn toàn vô
tội, nghĩa là không vướng một khuyết điểm hay một tội lỗi nào, Ngài bị cám dỗ
nhưng không sa ngã. Vậy mà trong bài Tin mừng hôm nay thánh sử Matthêu thuật
lại việc Chúa Giêsu đến với Gioan để xin lãnh nhận phép rửa. Theo suy luận bình
thường thì Ngài đâu phải lãnh phép rửa của Gioan, vì phép rửa là một dấu hiệu
xám hối chỉ dành cho người có tội. Có tội mới cần xám hối, có nhơ bẩn mới cần tẩy
rửa, và chính Gioan tẩy giả cũng đã thắc mắc điều này. Nhưng ở đây, việc Chúa
Giêsu chịu phép rửa của Gioan mang một ý nghĩa đặc biệt. Cá nhân Ngài hoàn toàn
vô tội nhưng Ngài mang một sứ mạng là gánh tội trần gian và chịu chết để đền
tội cho nhân loại, chứ không phải cho riêng Ngài, cũng vậy, Ngài lãnh nhận phép
rửa của Gioan là để tỏ lòng xám hối cho cả nhân loại chứ không phải cho bản
thân Ngài, vì Ngài luôn luôn và mãi mãi là Đấng hoàn toàn vô tội.
Kính thưa ông bà anh chị em !
Nếu khởi đầu cho mầu nhiệm nhập thể, Con Thiên Chúa đã chấp
nhận một thân xác yếu hèn, thì khởi đầu cho một xứ mạng công khai Ngài chấp
nhận một thân phận tội lỗi, thân phận của người tôi tớ mà đã được ngôn sứ Isaia diễn tả trong bài đọc
một: Ông đã mô tả người tôi tớ đau khổ trong 4 bài thơ. Đoạn được phụng vụ
trích đọc hôm nay nằm trong bài thơ thứ I. “Này
là tôi tớ Ta, là người Ta chọn, Ta hài lòng về người... Người sẽ xét xử chư
dân... không bẻ gẫy cây lau bị giập,
không dập tắt tim đèn còn khói... mở mắt người mù, đưa ra khỏi tù những người
bị xiềng xích, và đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm”. Và đó
cũng chính là thân phận của người con yêu dấu mà Chúa Cha hài lòng về Người.
Thứ đến, trong bài đọc 2: Thánh Phêrô trong bài giảng tại nhà ông Co-nê-li-ô đã
khẳng định: ĐSG xuất thân từ Na-da-ret, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền
năng mà sức dầu và tấn phong Người - Thánh Phêrô hiểu biến cố CGS chịu phép rửa
như là một nghi thức tấn phong - Ngài làm Đấng Messia mới. Điều này đã được Thánh
giám mục Maximo diễn tả: “Nếu Ngài giáng
sinh, Ngài sinh ra làm Người từ một trinh nữ thì hôm nay, Ngài sinh ra trong bí
tích của mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa”.
Khi tầng trời được mỡ ra với sự xuất hiện của Chúa Thánh
Thần qua hình ảnh chim bồ câu và tiếng nói của Chúa Cha. Chúa Giêsu đến sông
Giordan và Ngài muốn thanh tẩy giòng nước. Và từ đây, giòng nước mang một ý
nghĩa thanh tẩy mới trong bí tích rửa tội của Gioan. Khi Ngài bị dìm xuống thì
chúng ta được cứu vớt, nhưng khi Ngài bị treo lên chúng ta được giải thoát và
khi ngài chịu chết thì chúng ta được cứu sống.
Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay nhắc nhở tôi và ÔBACE
xác tin hơn vào màu nhiệm nhập thể làm người của Con Thiên Chúa là CGKitô đang
ở giữa chúng ta, một Thiên Chúa đã kết thân với con người và gần gủi với nhân
loại. Tầng trời bị che lấp bởi sự bất tuân của con người nay lại được mở ra với
Đấng cứu thế để Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Đấng mà Chúa Cha yêu thương và
gọi là “Con yêu dấu”.
Chính biến cố này còn nhắc nhở tôi và OBACE ơn phép rửa mà
mỗi người đã lãnh nhận ngay từ giây phút đầu tiên được làm con Chúa. Chúng ta hãy nhớ đến chiếc áo trắng của mình đã
được tẩy sạch nhờ máu Chúa đổ ra để thanh tẩy tội lỗi. Nhờ đó chúng ta được tái
sinh để trở nên người mới, nghĩa là chúng ta thực sự trở nên con cái Thiên
Chúa, đồng thừa tự với Chúa Giêsu.
Mừng lễ CGS Chịu phép rửa hôm nay, chúng ta hãy ý thức phẩm
giá cao quý của mình là được là con Chúa, nên ta hãy sống xứng đáng với ơn gọi
đó. Chúng ta không còn phải là kẻ xa lạ mà là người nhà của Thiên Chúa. Vì chính
qua bí tích thanh tẩy chúng ta được tháp nhập vào chi thể Người mà Chúa Giêsu
là Đầu, chúng ta còn được tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn xứ, và vương giả của
Chúa Giêsu. Những gì Chúa Giêsu sống như là “Con yêu dấu” duy nhất của Chúa
Cha, thì tôi và OBACE cũng đang được mời gọi như thế để chúng ta sống đúng với
ơn gọi đó, để chúng ta cũng được Chúa Cha nói với mỗi người rằng “Đây là con Ta yêu dấu”
Lạy Chúa Giêsu, là mẫu mực của Người con hiếu thảo, xin dạy
chúng con biết noi gương Chúa, luôn sống khiêm nhường vẫn mạnh trong đức tin mà
chúng con đã lãnh nhận ngay từ giây phút chào đời, để chúng con mãi mãi là con
yêu dấu của Chúa Cha…….Amen.
GIẢNG
2
“Đây là con ta yêu dấu”, Chúa Giêsu được công khai giới
thiệu cho dân chúng. Và với việc chịu phép rửa, Chúa Giêsu đã tỏ cho ta thấy ý
định của Thiên Chúa: - đó là ý định yêu thương và phục hồi phẩm giá con người:.
Con người tội lỗi là con người nô lệ, để giải thoát con người nô lệ, Chúa Giêsu
đẫ bước xuống dòng nước. Như Môsê giơ cao cây gậy, rẽ đôi dòng nước Biển Đỏ,
cho dân Do thái vượt qua, thoát ách nô lệ Ai cập, được hưởng cuộc sống tự do,
Chúa Giêsu bước xuống dòng nước để những ai được chịu phép rửa tội, trở thành
người tự do……….
Mừng lễ CGS chịu phép rửa, ta cúi đầu cảm tạ tình yêu vô
biên của Chúa, đã nhận lấy thân phận tội lỗi, để cứu độ chúng ta. Mừng lễ CGS
chịu phép rửa, ta nhớ đến chiếc áo trắng của ta đã được tẩy sạch nhờ máu Chúa
đổ ra để tránh xa tội lỗi. Mừng lễ CGS chịu phép rửa, ta hãy ý thức phẩm giá cao
quý của ta, được làm con Thiên Chúa, ta hãy sống xứng đáng với ơn Chúa, để ta
cũng được Chúa Cha nói với ta: “Đây là con ta yêu dâu”
Lạy Chúa Giêsu, là mẫu mực của người con hiếu thảo, xin dạy
chúng con biết noi gương Chúa, luôn sống xứng đáng là người con yêu quý của
Chúa Cha. Amen.
BÀI ĐỌC 2
-
Đó là người được Thiên Chúa tuyển
chọn, và Chúa Cha rất hài lòng.
-
Người đó rất hiền lành và dịu dàng:
“không lớn tiếng, không nở bẻ cây lau bị dập, không dập tắt tim đèn còn khói”.
-
Sứ mạng của người tôi tớ là: tái lập
công bình, nên ánh sáng cho muôn dân, giải thoát những người khốn khổ.
Khi Chúa tỏ mình ra lần này từ trời cao có tiếng phán : “Này là Con Ta yêu dấu...” Con yêu dấu
chứa đựng một sứ mạng trở nên người Tôi tớ mà tiên tri Isaia diễn tả trong bài
đọc I :
Trước thời Đức Kitô. - Phép rửa bằng
nước khá thịnh hành tại Ai cập, Babilon, Ấn độ và trong một số tôn giáo gốc Hy
lạp. Phép rửa ấy từng được thực hiện tại bờ sông Nilô, sông An Phát (Euphrate),
sông Giang tử (Gange) của Ấn độ nhằm mục đích thanh tẩy người khỏi những bất
xứng về luân lý hoặc về nghi lễ, đôi khi để tăng sinh lực và mang lại tính bất
tử.
Riêng trong tôn giáo Ít-ra-en. Dìm
mình trong nước là phương tiện thanh tẩy theo luật dạy đối với người phong hủi
(Lv 14,8), đối với ô uế về giới tính (Lv 15,16-18). Các đồ vật phải được rửa
trước khi dùng (Lv 11, 32-40). Ngoài những bó buộc theo Luật, các thầy thông
luật còn đưa ra một số điều buộc khác như rửa tay, rửa chén bát, rảy nước trên
những đồ mua ở chợ về v.v…(x.Mc 7,1-5).
Để ta có được sự sống mới
Chúa Kitô đã thiết lập bí tích này để tất cả chúng ta có được sự sống mới. Ngài giao bí tích thánh tẩy cho Hội Thánh của Ngài cùng với Tin Mừng : “Các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, thánh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con.” (Mt 28,19).
Chúa Kitô đã thiết lập bí tích này để tất cả chúng ta có được sự sống mới. Ngài giao bí tích thánh tẩy cho Hội Thánh của Ngài cùng với Tin Mừng : “Các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, thánh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con.” (Mt 28,19).
Do đó thánh Phêrô đã khuyến cáo đám
đông nghe Ngài trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống : “Hãy hối cải và mỗi người trong anh em hãy chịu thánh tẩy nhân danh Đức
Giêsu Kitô, để được tha thứ các tội lỗi, và anh em sẽ được lãnh ơn Thánh Thần.”
Vậy những ai đã lãnh nhận lời tông đồ Phêrô thì chịu thánh tẩy... (Cv
2,38).
Thánh tẩy là bí tích của đức tin và là khởi đầu của cuộc sống mới trong Chúa Kitô. Do đó, Hội Thánh hỏi người dự tòng khi người đó xin được chuẩn bị để chịu thánh tẩy: “Con xin gì cùng Hội Thánh Chúa?” “Thưa, con xin đức tin.” “Đức tin mang lại cho con điều gì?” “Thưa, sự sống đời đời.” Thế rồi, trước khi lãnh nhận bí tích thánh tẩy, người dự tòng sẽ tái xác nhận chọn lựa của mình bằng cách công khai từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng đức tin của mình trước mặt cộng đoàn.
Thánh tẩy là bí tích của đức tin và là khởi đầu của cuộc sống mới trong Chúa Kitô. Do đó, Hội Thánh hỏi người dự tòng khi người đó xin được chuẩn bị để chịu thánh tẩy: “Con xin gì cùng Hội Thánh Chúa?” “Thưa, con xin đức tin.” “Đức tin mang lại cho con điều gì?” “Thưa, sự sống đời đời.” Thế rồi, trước khi lãnh nhận bí tích thánh tẩy, người dự tòng sẽ tái xác nhận chọn lựa của mình bằng cách công khai từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng đức tin của mình trước mặt cộng đoàn.
ĐHY
Nguyễn Văn Thuận có viết : "Người
thợ nên thánh ở công xưởng, người lính nên thánh ở bộ đội, bệnh nhân nên thánh
ở bệnh viện, học sinh nên thánh ở học đường, nông phu nên thánh ở ruộng rẫy,
linh mục nên thánh trong mục vụ, công chức nên thánh ở công sở. Mỗi bước tiến
là một bước hy sinh trong bổn phận" (ĐHV 24).
Bài Thánh thư trích sách sách Tông đồ Công vụ, thuật
lại những lời Thánh Phêrô loan truyền Chúa Giêsu cho công chúng : “Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng
mà xức dầu tấn phong Chúa Kitô. Chúa Kitô qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa
mọi người bị quỷ ám bởi vì Thiên Chúa ở với Người”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét