CHÚA NHẬT
VIII THƯỜNG NIÊN A
Kính thưa cha giám đốc, quý cha trong ban giám đốc,
quý cha giáo cùng quý thầy,
Con xin được thưc tập giảng: cn 8 thường niên, năm A
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ, trong cuộc sống, chúng
ta đang lao động vất vả, lo lắng về cơm-áo-gạo- tiền, thì Lời Chúa hôm quả thật
đem lại nhiều an ủi cho ai biết tin vào Ngài. Chúa muốn nâng chúng ta lên khỏi
những ngột ngạt lo âu hằng ngày.
Thật vậy, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài của mỗi người khi
đến với Chúa, có lẽ không ai lại nghĩ rằng: Chúng ta đang mang nặng trong tâm tư
và những suy nghĩ của một cuộc sống thiếu hụt trước sau. Nhất là những ai vừa rơi
vào cảnh thiên tai với những cơn bão và lũ lụt vừa qua. Lòng của họ và cả chúng
ta nữa, át hẳn sẽ hốt hoảng và đôi khi thất vọng, hoài nghi về tình thương của Chúa.
Trong bài đọc I hôm nay, con cái Israel cũng mang tâm
tư lo âu trong cảnh lưu đày ở Babylon. Xion bây giờ đã kiệt quệ và chỉ còn biết
nói: "Đức Chúa đã bỏ tôi, Ngài đã quên tôi". Con cái Israel đã tha
phương từ lâu, đất nước đã trở thành của ngoại bang; Ðền thờ chẳng còn gì nữa;
và ở tại nơi lưu đày này, đa số đã xây dựng cơ nghiệp của riêng mình. Chỉ còn
một thiểu số đạo đức không quên Xion, muốn được trở về để tái thiết Dân Chúa.
Nhưng hy vọng gì khi đại đa số họ là thành phần khó nghèo. Thế nhưng, Thiên
Chúa sai ngôn sứ Isaia đến công bố cho
dân Chúa biết Ngài sắp ra tay cứu Dân. Và nhắc nhở cho dân biêt: Trước kia,
Người đã thi thố bao nhiêu kỳ công cho họ, đâu phải vì họ xứng đáng? Chính lúc
họ thất vọng dường như đã quên Chúa, thì Ngài đã đến cứ họ. Bởi vì: Thiên Chúa
luôn trung thành, tha thiết, vô vị lợi và êm ái như lòng mẹ. "Mẹ nào lại quên con đẻ của mình? Và
hơn cả lòng mẹ, bởi vì cho dù "có
người mẹ nào quên con mình đi nữa, thì Thiên Chúa cũng sẽ không bao giờ quên
dân Ngài". Isaia có thể kéo được lòng con cái Israel trở về với Thiên
Chúa qua lời sấm chân thật, đơn sơ và cảm động. Chúng ta hãy đi từ đó để hiểu
về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, qua lời dạy của Chúa Giêsu.
Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa cho ta thấy: chúng ta
không thể làm tôi hai chủ, chúng ta chọn làm tôi Chúa hay chọn làm tôi tiền
của? Với câu hỏi này chúng ta dễ dàng trả lời rằng: chúng ta chọn Chúa.
Và khi chon làm tôi tớ Chúa, chọn Chúa làm gia nghiệp,
chúng ta phải tin tưởng phó thác vào tình yêu Chúa quan phòng. Điều quan trọng
nhất của người tin tưởng phó thác vào Chúa là: “hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và
đức công chính của Người”. còn mọi sự khác Ngài sẽ ban sau.
Vậy tại sao Chúa Giêsu lại so sánh tiền của với Thiên
Chúa?
Chúng ta thấy cuộc sống, của cải là vật ký thác ở ngân
hàng, là tài sản được giao cho người nào đó bảo quản giúp. Nhưng dần dần của
cải lại là cái gì con người ký thác lòng tin cậy của mình vào đó. Cuối cùng Của
cải được viết hoa và được coi như một ông Thần: Thần tài.. khi đó: “Người có tiền miệng có gang có thép. Kẻ
không tiền bép sép ai nghe”. Hay con tệ hơn là: “Vai mang túi bạc kè kè. Nói
quấy, nói qúa người nghe rần rần”.
Tiền là bạc. Bạc còn có nghĩa là bạc bẽo, bạc tình,
bạc nghĩa. Vì tiền, mất cha mẹ, mất nghĩa vợ chồng, mất bạn hữu, mất họ hàng.
Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói rằng: “Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử. Hết cơm
hết rượu, hết ông tôi”. Trong cuộc sống nhiều bất công, nhiều oan tình, đôi lúc
người ta phải thốt lên: “Hột tiêu tuy bé mà cay. Đồng tiền tuy bé mà lay cửa
quyền”. Ca dao
Nhiều
người ta cho rằng: “có tiền mua tiên cũng được”, và hơn nữa: “tiền là tiên là
phật”, thời nay người ta thường nói: “Cái gì không mua được bằng tiền, thì sẽ
mua được bằng nhiều tiền hơn”. Thế nhưng nhiều người
cũng đã nhận thấy rằng, tiền có thể:
mua được thức ăn ngon, nhưng không mua
được sự ngon miệng.
mua được sách vở, nhưng không mua được sự
thông minh.
mua được thuốc thang, nhưng không thể mua
được sức khỏe.
mua được giường êm nệm ấm, nhưng không thể
mua được giấc ngủ.
mua được nhà cao cửa rộng, nhưng không mua
được hạnh phúc.
mua được trò chơi giải trí, nhưng không
mua được tâm hồn bình an
mua được tôn giáo, nhưng không mua được ơn
cứu độ.
mua được Passe-port và Visa để đi khắp thế
giới, nhưng không thể mua được hộ chiếu để vào Nước Trời.
Chúa Giêsu luôn đứng về phía người nghèo
và bênh vực kẻ cô thế. Yêu người nghèo, nhưng Chúa Giêsu không hề kết án người
giàu. Ngài ân cần tiếp đón và đối thoại với họ, sẵn sàng đến dùng bữa với họ
khi được mời. Tuy nhiên, Ngài nặng lời chỉ trích những người làm giàu cách bất
lương, ỷ vào tiền của mà khinh dễ kẻ khác. Giàu mà chỉ biết bám víu vào tiền
của, sống ich kỷ hưởng thụ bỏ mặc người nghèo đói cơ cực như dụ ngôn người giàu
và Lazarô (Lc 16,19-31).
Chúa mời gọi sống phó thác, cậy trông
vào Ngài, nhưng không phải là ỷ lại vào lòng thương xót Chúa để lười biếng lao
động và không cộng tác với Ngài trong công việc hằng ngày. Con chim kia muốn
được nuôi dưỡng nó cũng phải biết bay đi để kiếm của ăn. Bông hoa kia muốn khoe
sắc cũng phải biết rút lấy sự sống từ trong lòng đất.
Thiên Chúa ban cho con người tiền của là
phương tiện để sống phục vụ.. nhưng cũng có nguy cơ đẩy người ta ra xa Chúa để
tìm kiếm những sự thuộc thế gian. Người thanh niên giàu có được mời gọi bán tất
cả của cải tài sản để đi theo Chúa, đã buồn rầu bỏ đi vì anh ta có nhiều của
cải. Chúa Giêsu đã cảnh tỉnh: Người giàu
có vào Nước Trời còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim.
Vấn đề giá trị khi chọn lựa của của
người môn đệ, của kitô hữu là ưu tiên để tìm kiếm và phụng sự một mình Chúa. Chỉ
có Thiên Chúa mới đem lại cho con người niềm hạnh phúc đích thực. Có Chúa là có
tất cả, vì Ngài là lẽ sống. Khi đã chọn Chúa, ắt sẽ biết sử dụng tiền của và
tất cả những gì Chúa ban, để phụng sự Ngài và phục vụ anh em, đặc biệt là những
người nghèo khổ. Khi ấy, mỗi kitô hữu sẽ giữ được sự tự do và bình an ngay giữa
những nhiệm vụ nặng nề nhất để đạt tới Nước Trời là hạnh phúc đích thực..
Xin Chúa cho mỗi người ta đã biết sống
theo lời Chúa mời gọi là tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách ra sức học hỏi giáo
lý, sống đạo để làm chứng chân lý đức tin cho mỗi người chung quanh. Dẫu cuộc
sống vất vả nhưng chúng con không lao đao. Khó khăn nhưng chúng con không xao
xuyến. Vì tin rằng Chúa là Cha quyền
năng và luôn yêu thương chúng con. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét