CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN A



CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN NĂM A
Lòng Thương xót của Chúa
(Mt 9,36 - 10,8)
Kính thưa quý ông bà và anh chị em thân mến,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, Giáo hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với con người chúng ta, đặc bịt vớ́i những người hèn mọn, nghèo đói, yếu đau; họ lầm than vất vưởng như đàn chiên không người chăn dắt. Đó cũng là hình ảnh dân Israel bị lưu lạc 40 năm trong đất Aicập năm xưa, mà bài đọc 1 trích trong Sách Xuất Hành chúng ta vừa nghe: Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã ra tay nâng đỡ và giải thoát họ khỏi tay vua Pharaon, Aicập và đưa dân Israel trở thành dân riêng thuộc về Dân Thiên Chúa. Lòng thương xót đó không chỉ dừng lại ở dân Israel mà thôi, mà còn trải dài theo dòng lịch sử cứu độ, qua bao thế hệ nữa, điều này chính thánh Phaolô đã khẳng định trong bài đọc 2, trích thư gởi tín hữu Rôma ch ta thấy: “Đức Kitô đã chết vì chúng ta,...đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta,..”(x.Rm 5,8-9). 
n trong bài Tin Mừng hôm nay, lòng thương xót của Thiên Chúa được hiện rõ nơi con người Đức Giêsu Kitô. Trong cuộc đời công khai của Đức Giêsu, Ngài đã làm rất nhiều phép lạ: người yếu đau được mạnh khoẻ, người phong hủi được lành bệnh, người thiếu ăn làm bánh hóa ra nhiều để nuôi sống họ…
Tất cả những việc làm đó đều phát xuấ́t từ lòng thương xót của Chúa, mà thánh Matthêu đã ghi lại cho chúng ta thấy: "Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như đàn chiên không người chăn dắt" (Mt 9, 36).
Chúng ta có thể nói rằng, chạnh lòng thương là tóm tắt toàn bộ sứ mạng của Đức Giêsu. Vì bản chất của Thiên Chúa là Tình yêu (1 Ga 4,8). Với con người chúng ta, theo lẽ thường tình mà nói: yêu ai thì muốn gần gũi và giúp đỡ người mình yêu. Đức Giêsu cũng không ngoài ý ng đó, khi Ngài muốn giúp dân chúng là do tình thương, phát xuất từ tấm lòng mục tử; là hành động phát xuất từ trái tim yêu thương của Ngài.
Chính từ tình yêu cao cả chỉ biết cho đi này, để tiếp tục sứ mạng của Ngài, mà Đức Giêsu đã mời gọi và tuyển chọn Nhóm 12 và được gọi là Tông đồ và trao cho các ông sứ mạng loan báo Tin Mừng, để muốn chia sẻ nhiệm vụ chăn dắt đoàn chiên. Đây là sứ mạng quan trọng mà các ông phải dấn thân thi hành sứ vụ của mình.
Quý ông bà và anh chị em thân mến,
Ơn gọi Kitô hữu chúng ta gắn liền với sứ vụ truyền giáo. Chúng ta được Chúa xót thương, Ngài đã mời gọi và tuyển chọn chúng ta, ngày mà chúng ta lãnh nhận Bích Tích Thánh Tẩy, chúng ta được trở nên con cái thuộc về Ngài, thành phần của Giáo Hội, vì thế, chúng ta không những được làm con Thiên Chúa, mà còn được tham dự vào chức vụ ngôn sứ của Đức Kitô, và ra đi loan báo Tin Mừng đ́ến với hết mọi người chưa nhận biết Chúa. Đc thánh Cha Phanxicô, trong Sứ Điệp Truyền Giáo 2013, ngài nói: “Không thể tách việc rao giảng Tin Mừng ra khỏi việc làm môn đệ Đức Kitô, và đó là một sự dấn thân liên tục làm cho toàn thể đời sống Hội Thánh được sinh động”.
Riêng trong thư Mục Vụ chung của HĐGMVN năm 2013, với chủ đề: “Tân Phúc Âm hoá”, đã gửi cho tất cả Dân Chúa và mời gọi tất cả chúng ta hãy thực hiện kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm (2014-2016): Phúc -Âm-hóa đời sống gia đình; Phúc -Âm-hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn; và Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội.
Để hưởng ứng sứ điệp nói trên, mỗi người chúng ta phải làm gì, nếu không phải là hãy ra đi rao giảng Tin Mừng của Chúa đến với tất cả mọi người, tuỳ theo bậc sống, hoàn cảnh sống và môi trường làm việc,...
Nhưng rao giảng thế nào cho xã hội ngày hôm nay, ngay trên quê hương đất nước chúng ta ngày nay, số người nhận biết Tin Mừng của Chúa rất là ít. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói: "Thời nay, người ta không muốn nghe các thầy dạy cho bằng các chứng nhân"(x. Tông huấn Evangelii Nuntiandi (1975), 41). Để làm chứng nhân cho Chúa và Tin Mừng của Ngài, vì thế, chúng ta hãy mặc lấy trái tim của Đức Giêsu biết thương cảm đối với người khác; noi gương Đức Giêsu, Ngài giảng dạy cả lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện.
Mới đây, qua thông tin truyền thông trên thế giới loan truyền, hình ảnh Đức Thánh Cha Phanxicô, khi ngài đã ôm hôn và cầu nguyện cho người bệnh khuôn mặt bị dị dạng, những nghĩa cử và cung cách phục vụ của ngài đã làm cho biết bao con tim nhiều người trên thế giới phải cảm động những nghĩa cử đầy thương này.
Với chúng ta cần phải làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống hàng ngày của mình: qua từng lời nói, cử chỉ và việc làm đầy tình yêu thương. Trong cơn siêu bão Haiyan vừa qua tại Philippine cũng như các nưc lân cận đã gây thiệt hại nặng nề nhất cả con người và vật chất. Cơn bão qua đi, số phận những người còn sống sót, họ đang đối mặt với bao thử thách trước cái đói, cái rét, bệnh tật,...đang đe doạ họ như thế, chúng ta phải làm gì? Ngày đêm họ là những người đang mong chờ từ những bàn tay đầy yêu thương từ phía chúng ta. Vì thế, trong tình liên đới anh em đồng loại, chúng ta hãy mặc lấy trái tim đầy nhân hậu của Đức Chúa Giêsu mà thương cảm cũng như chia sẻ với họ trước sự mất mát này.
Ước gì giáo huấn Lời Chúa hôm này giúp chúng ta noi gương Chúa Giêsu biết thương cảm và hy sinh vì người khác: vui với người vui và khóc với người khóc, đặc biệt với những người cô thế cô thân và những người bị bỏ rơi bên ngoài lề xã hội.
Lạy chúa, xin Chúa đổ đầy tình yêu của Chúa cho chúng con và biến đổi con tim chúng con mỗi ngày nên giống con tim của Chúa, để chúng con thật sự̣ trở nên là nắm men trong bột, muối ưp cho mặ̣n đời và ánh sáng cho trần gian vì danh Chúa mỗi ngày. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét